Để rừng cho thêm nhiều “vàng”!

          Trong giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh lập kế hoạch trồng mới 2.000ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn 5.000ha và giai đoạn 2026 - 2030 sẽ trồng mới 14.000ha rừng gỗ lớn. Loại giống cây lâm nghiệp được người dân trong tỉnh sử dụng chủ yếu là keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai và các giống cây sinh trưởng chậm, như: Trám trắng, trám đen, lát hoa, lim xanh, giổi xanh, sấu.

          Mục tiêu của tỉnh trong nhiệm kỳ này là nâng giá trị sản phẩm gỗ đạt 2.437,5 tỷ đồng; đến năm 2030, diện tích rừng gỗ lớn và diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững đạt 30%, giá trị đạt 10.918,5 tỷ đồng. Ngoài giá trị về kinh tế, hàng ngàn héc-ta rừng trồng trên địa bàn tỉnh đã phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, góp phần cải thiện môi trường sinh thái…

 
Người dân xã Cát Nê (Đại Từ) góp sức mở đường lâm nghiệp để khai thác gỗ rừng trồng.
 
 
Xưởng chế biến gỗ của gia đình chị Nguyễn Thị Liễu ở xã Tân Thành (Phú Bình) thu mua trên 2.000m3 nguyên liệu mỗi năm.
 
 
Gia đình ông Nguyễn Văn Thủy ở thị trấn Quân Chu (Đại Từ) chăm bón định kỳ cây lát hoa.
 

Sau 8 năm trồng, 2ha cây bồ đề của gia đình chị Đinh Thị Dược ở xã Cây Thị (Đồng Hỷ) được tư thương trả giá gần 500 triệu đồng.

 
Quý I và quý II hàng năm là thời gian người dân xã Phúc Tân (TP. Phổ Yên) tập trung trồng rừng vụ mới.
 

Diện tích đất lâm nghiệp ở các xã phía Tây TP. Thái Nguyên được người dân tận dụng phát triển kinh tế rừng.

                                             Tin, ảnh: Văn Hiến

                                               Nguồn: Báo Thái Nguyên


Tin mới hơn:

Nhà khách Kiểm Lâm

Liên kết - Quảng cáo

Thống kê Website

Đang truy cập 17
Hôm nay 602
Tháng hiện tại 18976
Tổng lượt truy cập: 1949654
Địa chỉ IP của bạn: 3.145.18.135

CHI CỤC KIỂM LÂM VÙNG 1

Địa chỉ: Phường Hà Khẩu - TP Hạ Long - Quảng Ninh

Đường dây nóng: 0981197119 - Điện thoại:0203.3846768 - Email: kiemlamvung1@gmail.com

Thiết kế website TECH14 Tech14.vn