Chi cục Kiểm lâm vùng I - lịch sử hình thành và phát triển

 Chi cục Kiểm lâm vùng I (nguyên là Kiểm lâm vùng I) là đơn vị trực thuộc Cục Kiểm lâm, có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản thuộc phạm vi quản lý của Cục theo phân câp, ủy quyền của Cục trưởng Cục kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp. Phạm vi hoạt động trên địa bàn19 tỉnh thành phố phía Bắc (trước đây là 24 tỉnh, thành phố). Toàn vùng có tổng diện tích tự nhiên 11,3 triệu ha. Diện tích rừng 5,08 triệu ha ( trong đó rừng tự nhiên là 3,76 triệu ha), độ che phủ của rừng 42.83%.(1).

           Quá trình xây dựng & phát triển của Chi cục kiểm lâm vùng I kể từ khi Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng được thành lập đến nay đã qua 26 năm. Có thể chia ra 2 giai đoạn:

           1.Giai đoạn 1987- 2002- Giai đoạn trực thuộc Bộ Lâm nghiệp-  Bộ Nông nghiệp & PTNT.

           Ngày18-2-1987 Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp ra Quyết định số 83/TCCB “Thành lập các Trung tâm dự báo phòng cháy chữa cháy rừng và phòng trừ sâu hại rừng trực thuộc Cục Kiểm lâm nhân dân”trong đó Trung tâm dự báo phòng cháy chữa cháy rừng(PCCCR) và phòng trừ sâu hại rừng (PTSHR)vùng gỗ mỏ & giấy được thành lập trên cơ sở Trạm nghiên cứu bảo vệ rừng Quảng Ninh trụ sở đóng tại Quảng Ninh.

           Các Trung tâm dự báo PCCRvà PTSHR có các nhiệm vụ chủ yếu là:

           Xây dựng phương án, kế hoạch PCCR và PTSHR cho toàn vùng, trước hết là những khu vực trọng điểm;

          Tổ chức dự báo cháy rừng và sâu bệnh hại rừng, thông báo kịp thời và định kỳ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp trong vùng;

          Tổ chức lực lượng nòng cốt và có phương tiện và kỹ thuật  tiên tiến để phối hợp với địa phương ứng cứu, dập tắt những vụ cháy rừng và diệt trừ sâu hại rừng;

          Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật cho lực lượng làm công tác PCCR và PTSHR trong vùng. Phối hợp với các Chi cục KLND, hạt KLND & lực lượng quản lý BVR trong vùng để tuyên truyền,vận động nhân dân PCCCR và PTSBHR;

          Các Trung tâm PCCR và PTSHR là đơn vị sự nghiệp cấp 3trực thuộc sự quản lý trực tiếp và toàn diện của Cục KLND. Các Trung tâm PCCR và PTSHR do 1Giám đốc phụ trách & 1 P.Giám đốc giúp việc, biên chế của Trung tâm nằm trong tổng số biên chế của lực lượng KLND.

          Ngày 14/5/1987 Bộ Lâm nghiệp ra Quyết định số 390/TCCB v/v bổ sung tên gọi tắt của các Trung tâm dự báo PCCR và PTSHR trực thuộc Cục KLND. Trong đó: Trung tâm dự báo phòng cháy chữa cháy rừng và phòng trừ sâu hại rừng vùng gỗ mỏ & giấy gọi tắt là Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số I.

          Xét thấy sự cần thiết & tầm quan trọng của công tác quản lý & chỉ đạo hoạt động kỹ thuật bảo vệ rừng, ngày 14/10/1987 Bộ trưởng  Bộ Lâm nghiệp lại ra Quyết  định số765/TC-CB bổ sung quyết định số 83/TC-CB - Quyết định: các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số I là đơn vị sự nghiệp cấp 2 trực thuộc Bộ Lâm nghiệp; Giao ông Cục trưởng Cục kiểm lâm & Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ xây dựng nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, phương thức hoạt động của Trung tâm trình Bộ duyệt.

         Sau khi có Quyết định trên các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng có:

        Cơ cấu tổ chức gồm: Giám đốc; P.Giám đốc & 3 phòng chức năng: Phòng kỹ thuật; Phòng tổng hợp; Đội cơ động chữa cháy rừng;

         Chức năng nhiệm vụ: Như Quyết định số 83/TCCB Ngày18-2-1987 Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.

         Kết quả hoạt động:

         Mười lăm năm là đơn vị sự nghiệp cấp2 trực thuộc Bộ Lâm nghiệp-Bộ Nông nghiệp & PTNT vừa xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, củng cố tổ chức, bộ máy, vừa hoạt động nghiệp vụ , Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số1 đã giúp Bộ trưởng quản lý tốt ngành lâm nghiệp trong lĩnh vực PCCCR & PTSBHR trên địa bàn các tỉnh phía Bắc; Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện phương pháp dự báo cháy rừng, dự báo sản xuất lâm nghiệp.

          Xây dựng cấp dự báo cháy rừng cho hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng như: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Bắc Giang, Lạng Sơn.

          Xây dựng phương án phân vùng trọng điểm cháy rừng, sâu bệnh hại rừng cho toàn vùng và của các tỉnh thành phố trong vùng hoạt động như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng;

          Giúp các Chi cục kiểm lâm xây dựng dự án PCCCR cấp tỉnh.

          Quy hoạch hoạt động PCCCR, PTSBHR các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

          Chủ động giúp các địa phương dự báo PCCCR & PTSBHR, chủ động đưa ra các biện pháp PCCCR, PTSBHR phù hợp với từng địa bàn;

          Giúp các tỉnh kịp thời dập tắt nhiều trận dịch SBHR & dập tắt hàng trăm vụ cháy rừng, góp phần giảm đáng kể thiệt hại do cháy rừng gây ra.

          Kịp thời cử các đoàn công tác đến các tỉnh kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo công tác PCCCR, PTSBH.

          CBVC của Trung tâm đã biên soạn trên 40 loại tài liệu chuyên môn. Mỗi năm mở hàng chục lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng, hướng dẫn kỹ thuật PCCCR & SBHR cho kểm lâm các tỉnh trong vùng, đồng thời giúp các tỉnh mở các lớp tập huấn nghiệp vụ tại địa btaijcow sở khi có yêu cầu.

          Tạo dựng mối quan hệ công tác gắn bó giữa Cơ quan với lãnh đạo ngành Lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm và các chủ rừng ở các địa phương.

           Trong hoạt động nghiên cứu thực nghiệm:đã xây dựng được 8 mô hình thực nghiệm: Mô hình lâm nghiệp xã hội ; Mô hình xây dựng hệ thống đường băng cản lửa, hệ thống hồ chứa nước chữa cháy; Mô hình áp dụng biện pháp hạ cấp thực bì để hạn chế cháy rừng tại Quảng Ninh; Xây dựng mô hình PTSBHR bằng biện pháp trồng rừng hỗn giao; xây dựng các ô tiêu chuẩn, ô dạng bản, định kỳ theo dõi sâu bệnh hại rừng để làm công tác dự báo SBHR;  Xây dựng mô hình khuyến lâm về bảo vệ rừng; Mô hình dùng Ong mắt đỏ phòng trừ sâu róm hại thông trong vùng quản lý.

          Chủ trì thực hiện 6 đề tài cấp ngành 4 đề tài cấp cơ sở về bảo vệ phát triển rừng.

          Chi bộ cơ quan hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của 1 tổ chức cơ sở Đảng 5 năm liên tục là Chi bộ trong sạch vững mạnh ( 1998-2002).

          Đơn vị hoàn thành suất sắc chức năng nhiệm vụ.

          Có thể nói Trung tâm kỹ thuật BVR số I là điạ chỉ tin cậy về lĩnh vực PCCCR, PTSBHR của các địa phương, đơn vị sản xuất kinh doanh rừng trong vùng.

          2. Giai đoạn 2002- 2014: Giai đoạn trực thuộc Cục Kiểm lâm

          Thực hiện chủ trương tinh giản các đầu mối trực thuộc & phân cấp quản lý, ngày 28/02/2002 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ra Quyết định số 566/QĐ-BNN-TCCB chuyển giao nguyên trạng cơ sở Viện Điều dưỡng Lâm nghiệp III (cũ) do trường Trung học Lâm nghiệp trung ương I quản lý cho Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số I.

          Ngày21/3/2002 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ra Quyết định số 20/2002/QĐ-BNN-TCCB chuyển giao Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số I & Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số II về Cục Kiểm lâm quản lý.

           Ngày 22/8/2002 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ra Quyết định 76/2002/QĐ-BNN-TCCB quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số I và số II trực thuộc Cục Kiểm lâm.Ngoài chức năng nhiệm vụ trước đây thêm nhiệm vụ giúp Cục trưởng Cục Kiểm lâm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác PCCCR và PTSBHR của các Chi cục Kiểm lâm và Vườn Quốc gia.

          Ngày 20 /4/2007 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hành quyết định số: 30/QĐ thành lập Cơ quan Kiểm lâm vùng I trực thuộc Cục Kiểm lâm trên cơ sở Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số I. Chức năng là cơ quan quản lý chuyên ngành về bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi  25 tỉnh thành phố miền Bắc Việt Nam;

         Ngoài các chức năng nhiệm vụ trước đây Cơ quan Kiểm lâm vùng 1 được Bộ trưởng giao thêm chức năng bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi vùng được phân công;  bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, quản lý động vật, thực vật hoang dã.

        Ngày 27 tháng 12 năm 2014  Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Ban hành quyết định số: 5664/QĐ-BNN-TCCB  thành lập Chi cục Kiểm lâm vùng I trực thuộc Cục Kiểm lâm trên cơ sở Cơ quan Kiểm lâm vùng I.

          Biên chế: Tổng số 37 CBVC;

         Tổ chức: Chi cục trưởng; và các phó Chi cục trưởng giúp việc;

          Phòng Nghiệp vụ I; Phòng Nghiệp vụ II; Phòng Nghiệp vụ III; Đội cơ động & PCCCR

          Kết quả hoạt động: Thực hiện dự án “Tăng cường cơ sở vật chất  cho Kiểm lâm vùng I” Văn phòng làm việc, hệ thống nhà nghỉ học viên đã được đầu tư xây mới;

             Nhà rèn luyện thể lực với nhiều trang thiết bị tiên tiến; Bãi huấn luyện kỹ năng thực hành chữa cháy; Nhà thi đấu thể thao, Hội trường đủ tiện nghi...đủ khả năng tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyên ngành & hội thảo lớn.

            Rừng thực nghiệm & nghiên cứu khoa học: Diện tích 64 ha, được UBND tỉnh Quảng Ninh giao quyền sử dụng, Bộ Nông nghiệp đầu tư kinh phí cải tạo,  xây dựng hệ thống đường băng cản lửa & Chòi canh lửa kiên cố; Hồ chứa nước phục vụ PCCCR.

            Các phòng làm việc đều được trang bị  máy vi tính, nối mạng Internet. Các trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn được trang bị tương đối đồng bộ.

            Phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ công tác PCCCR và rèn luyện thẻ lực được tăng cường. Đội cơ động được giao quản lý sử dụng 19 máy bơm công suất lớn; 102 máy thổi khí; 26 máy cắt thực bì; 70 cưa xăng; 30 bình chữa cháy; 2 bộ đàm; 19 loa chỉ huy; 6 máy định vị JPS; 6 ống nhòm. Ngoài ra, còn có máy ảnh; Camera và một số công cụ hỗ trợ.

            Cán bộ viên chức trong cơ quan được quan tâm tạo điều kiện  nâng cao trình độ chuyên môn & sư phạm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hiện tại lực lượng lao động có trình độ đại học & trên đại học chiếm 80% , trong đó trên đại học chiếm xấp xỉ 10% tổng số CBVC.

           Chế độ ưu đãi nghề như: phụ cấp ngành, chế độ thâm niên công tác, các chế độ & quyền lợi của CBVC sớm được quan tâm giải quyết...tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức &thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

          Công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng được duy trì có nề nếp theo tuần đến từng huyện thị xã cho tất cả các tỉnh, thành phố có rừng trong vùng quản lý ngày càng sát thực & có hiệu quả

          Đã xây dựng phương án phân vùng trọng điểm cháy rừng, phá rừng; phương án ứng trực & tham gia ứng cứu chữa cháy rừng ở các tỉnh trọng điểm trong vùng.

           Hàng năm, cơ quan cử  hàng chục lượt tổ công tác đến các tỉnh trọng điểm cháy rừng, tổ chức ứng trực PCCCR mùa khô hanh. Cùng với Kiểm lâm, quân & dân ở các địa phương kịp thời dập tắt hàng trăm vụ cháy rừng, đảm bảo sự bình yên cho những cánh rừng.

          Tiếp tục phối hợp với kiểm lâm tỉnh theo dõinắm tình hình dịch sâu bệnh hại rừng..., tư vấn cho chi cục bảo vệ thực vật và chủ rừng điều tra, phòng trừ sâu  bệnh trong địa bàn.

           Trước và trong mùa khô hanh cử các tổ công tác đi kiểm tra, hướng dẫn, kiểm tra công tác PCCCR. Sau kiểm tra đã kiến nghị, đề nghị với lãnh đạo địa phương và các cơ quan chức năng những việc cần làm để thực hiện tốt công tác PCCCR, PTSBHR.

            Mỗi năm đơn vị tổ chức hàng chục lớp tập huấn nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học & bảo vệ động vật hoang dã. Kịp thời cử các đoàn công tác đến các tỉnh mở các lớp tập huấn nghiệp vụ khi có yêu cầu, tạo mối quan hệ công tác gắn bó giữa Cơ quan với các địa phương.

            Trong hoạt động tuyên truyền đã làm2 phim phóng sự: Hiểm hoạ cháy rừng;bảo vệ loài Gấu. Xây dựngtrang WEB: Kiemlamvung1.org.vn giúp các địa phương, cơ sở trao đổi thông tin, tuyên truyền, theo dõi dự báo và kiểm soát cháy rừng qua mạng Internet. Trong đó, dành riêng 1 trang tin chuyên dự báo, cảnh báo cháy rừng; Đăng tải các tài liệu văn bản quy phạm pháp luật về quản lý  bảo vệ rừng, các tài liệu tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác PCCCR, PTSBHR, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng ở cơ sở.

            Mô hình thực nghiệm tiếp tục được củng cố, áp dụng biện pháp hạ cấp thực bì để hạn chế cháy rừng; xây dựng mô hình trồng rừng hỗn giao, mô hình quản lý sâu bệnh hại rừng bằng biện pháptổng hợp.Đang tiến hành xây dựng dự án bảo vệ và phát triển rừng nghiên cứu thực nghiệm giai đoạn 2013-2020 trình Tổng cục Lâm nghiệp phê duyệt.

          Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật :

          Đã thực hiện & tham gia thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 02 đề tài nghiên cứu cấp cơ sở về các lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Đăng ký các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ vào công tác  bảo vệ & phát triển rừng giai đoạn 2012-2020.

          Cán bộ viên chức cơ quan có lập trường tư tưởng vững vàng, có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật, luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ viên chức.

 Văn phòng cơ quan  luôn xanh, sạch đẹp - là văn phòng cơ quan đẹp bên bờ vịnh Hạ Long.

          Cơ quan luôn làm tốt công tác bảo vệ trật tự trị an, an ninh quốc phòng.

          Thực hiện tốt công tác tài chính kế toán, quản lý tốt các nguồn vốn, thanh quyết toán hàng năm, thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho người lao động.

           Làm tốt công tác quản lý trang thiết bị, vật tư, xe máy, không lãng phí, gây thất thoát, sử dụng đúng mục đích, nhu cầu. Thực hiện phương châm “giữ tốt dùng bền” các thiết bị hiện có.

          Đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối.

           Thành tích thi đua khen thưởng:

          Giai đoạn 2002-2012:Tập thể cơ quan được Bộ trưởng, UBND các tỉnh& BCH công đoàn ngành Nông nghiệp tặng 11 Bằng khen; 02 cờ thi đua ngành Nông nghiệp& PTNT; 1 Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ; Chủ tịch nước tặng 1 Huân chương lao động hạng ba;

            77 lượt CBVC được công nhận là Chiến sỹ thi đua cơ sở, trong đó có 5 lượt CBVC được suy tôn là CSTĐ ngành Nông nghiệp & PTNT; 03cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng chính phủ; 01 cá nhân được tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba; nhiều đ/c được nhận Huy hiệu vì sự nhiệp phát triển Nông nghiệp & nông thôn.

            Chi Bộ 11 năm liền ( 2002-2012)được công nhận là chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh.  Chi đoàn nhiều năm liên tục được công nhận là Chi đoàn vững mạnh

            Công đoàn nhiều năm được tặng bằng khen của Công đoàn ngành.

           Có được kết qủa  trên là do :

           CBVC Cơ quan đoàn kết, tích cực chủ động thực hiện & hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao;

           Có mối quan hệ phối hợp tốt với các Chi cục kiểm lâm, Sở Nông nghiệp & PTNT, các vườn Quốc gia và các cơ quan hữu quan;

          Được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ, Cục; CBCC các Cục, vụ, Viện chức năng hết lòng giúp đỡ.

          Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân địa phương  tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.

          Những bài học kinh nghiệm:

          Một là: Lãnh đạo đơn vị luôn bám sát  nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Kiểm lâm giao, tích cực, chủ động, sáng tạo thực  hiện nhiệm vụ.

          Hai  là: Xây dựng tập thể đoàn kết; phát huy dân chủ; Xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi, quan tâm đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực công tác của CBVC.

          Ba là mở rộng mối quan hệ công tác, phối hợp với các Chi cục Kiểm lâm, các Sở Nông nghiệp & PTNT, các vườn Quốc gia, các cơ quan hữu quan; Tranh thủ sự chỉ dẫn của lãnh đạo Bộ, Cục, sự giúp đỡ của các Cục, Vụ, Viện chức năng, các ban ngành hữu quan ở Trung ương và địa phương.

           Phía trước còn nhiều khó khăn gian khổ, song tin rằng được sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên Chi cục kiểm lâm vùng I sẽ có những bước phát triển mới để đạt được kết quả cao hơn nữa góp phần cùng với lực lượng thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn vùng và cả nước./.

 

 
 

Nhà khách Kiểm Lâm

Liên kết - Quảng cáo

Thống kê Website

Đang truy cập 12
Hôm nay 142
Tháng hiện tại 4049
Tổng lượt truy cập: 1909375
Địa chỉ IP của bạn: 98.80.143.34

CHI CỤC KIỂM LÂM VÙNG 1

Địa chỉ: Phường Hà Khẩu - TP Hạ Long - Quảng Ninh

Đường dây nóng: 0981197119 - Điện thoại:0203.3846768 - Email: kiemlamvung1@gmail.com

Thiết kế website TECH14 Tech14.vn