BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG TRỌNG ĐIỂM CHÁY RỪNG KỸ THUẬT SỐ VÀ PHẦN MỀM KÈM THEO.

Để có thêm công cụ phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng Cục kiểm lâm đã phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp xây dựng bộ bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng kỹ thuật số và phần mềm kèm theo. Kiểm lâm vùng 1 trân trọng giới thiệu bài giảng của PGS.Ts. Vương Văn Quỳnh về bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng kỹ thuật số và phần mềm kèm theo để bạn đọc tham khảo:

1. Khái niệm và ý nghĩa của Bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng

Khái niệm: Bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng là bản đồ địa lý, trên đó lãnh thổ đ­ược chia thành những vùng có mức nghiêm trọng khác nhau về cháy rừng. Bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng có thể được xây dựng cho từng tháng hoặc cả năm.

Sự khác biệt về mức nghiêm trọng của cháy rừng giữa các địa  phương chủ yếu do điều kiện khí hậu và kiểu rừng gây lên. Vùng nào càng khô hạn và càng có nhiều diện tích rừng dễ cháy  thì vùng đó càng dễ xảy ra cháy rừng, mức nghiêm trọng của cháy rừng càng cao. Vì vậy, cơ sở quan trọng nhất để xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng là đặc điểm phân hoá khí hậu và phân bố của các trạng thái rừng dễ cháy của các địa  phương.

Trước kia, vì thiếu các công cụ phân tích nên bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng thường xây dựng cho cả năm. Nó thể hiện những vùng có tình trạng cháy rừng khác nhau của đất nước. Đây là cơ sở để Nhà nước đầu tư có trọng điểm cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên, vì không phản ảnh được đặc điểm thay đổi theo mùa của tình trạng cháy rừng ở các địa  phương nên  bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng trước đây ít được sử dụng để xác định các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trong  từng thời điểm cụ thể  của mỗi khu vực .

Bộ bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng hiện nay gồm12 bản đồ. Mỗi chiếc thể hiện sự khác biệt về tình trạng cháy rừng vào một tháng nhất định của các vùng đất nước.  Phân tích các bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng thấy rõ được động thái về mức nghiêm trọng của  cháy rừng ở các khu vực trong suốt cả năm.

Bằng việc ứng dụng công nghệ tin học, bộ bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng  hiện nay không chỉ được in ra giấy mà còn được lưu giữ trong một phần mềm với khả năng trình bày và cung cấp nhiều loại thông tin hiệu ích cho phòng cháy, chữa cháy rừng cũng như  cho nghiên cứu bảo vệ  rừng , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung. Nó cũng có thể được sao chép nhanh chóng ra hàng nghìn bản với chi phí gần như bằng không cho các ngành, các cấp, các tổ chức và tư nhân quan tâm đến phòng cháy, chữa cháy rừng , quản lý tài nguyên rừng,  và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung. 

Ý nghĩa: Bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng được sử dụng vào các mục đích sau:

Một là để Nhà nư­ớc phân bổ hợp lý các nguồn lực cho phòng cháy, chữa cháy rừng theo không gian và thời gian.

Phòng cháy, chữa cháy rừng là hoạt động phức tạp cần đầu tư nhiều tiền của và sức lực. Vì vậy, việc xác định được mức nghiêm trọng của cháy rừng ở các vùng tại các  thời điểm sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc phân các nguồn lực cho phòng cháy, chữa cháy rừng. Nhà nước sẽ tập trung đầu tư nhiều hơn vào những vùng và tại những thời điểm có mức nghiêm trọng cháy rừng cao. Đây là yếu tố quan trọng để vừa giảm nhẹ được chi phí vừa nâng cao được hiệu quả của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Hai là để các cơ quan quản lý Nhà nư­ớc chủ động đề xuất và chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng thích hợp với điều kiện cụ thể của địa  ph­ương.

Phân tích biến động theo thời gian của mức nghiêm trọng của  cháy rừng chính quyền và các cơ quan quản lý rừng nói chung có thể đưa được thời gian biểu hoạt động và những biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả cho từng địa  phương. Đây cũng là căn cứ để các cơ quan quản lý theo dõi, giám sát tình hình thực hiện các hoạt động cháy rừng của các địa  phương và chủ rừng. Nhằm hỗ trợ họ tích thực hiện hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ba là cơ sở để các chủ rừng xây dựng đ­ược những ph­ương án phòng cháy, chữa cháy rừng hiệu quả.

Bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng phản ảnh được mức nghiêm trọng của cháy rừng ở mỗi địa  phương vào những thời điểm khác nhau trong năm . Vì vậy, nó cũng được các doanh nghiệp lâm nghiệp và cá nhân sử dụng để xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng , bố trí lực lượng, phương tiện và đầu tư thích đáng để giảm nhẹ thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Bốn là Bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng có thể đư­ợc sử dụng như­ những t­ư liệu tham khảo khi quy hoạch phát triển lâm nghiệp. 

Để giảm thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra, ở những vùng có mức nghiêm trọng cháy rừng khác nhau cần chọn loài cây trồng và kiến tạo những kiểu rừng có khả năng chống chịu lửa khác nhau, thực hiện những biện pháp kỹ thuật lâm sinh như chăm sóc rừng, tu bổ rừng , khai thác rừng có hiệu quả với phòng cháy, chữa cháy rừng khác nhau, xây dựng các hồ đập, kênh mương, các băng trắng và băng xanh cản lửa với những mật độ khác nhau, xây dựng các chòi canh lửa, thành lập các lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng  của Nhà nước và nhân dân khác nhau. Tất cả những điều này phải được cân nhắc ngay trong  giai đoạn quy hoạch phát triển lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung của các địa  phương. Vì vậy, bản đồ phân vùng cháy rừng trọng điểm có thể được sử dụng như một trong những tư liệu quan trọng trong quá trình lập quy hoạch phát triển lâm nghiệp và phát triển kinh tế xã hội nói chung.

 2. Những chức năng chủ yếu của bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng kỹ thuật số.

Ngoài những thông tin có thể khai thác được trên các bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng từng tháng trên giấy. Phần mềm kèm theo còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích và dễ tiếp cận khác, trong đó có thông tin về điều kiện khí hậu của các địa  phương , số liệu về điều kiện khí tượng lúc 13 giời hàng ngày, số liệu về diện tích rừng, diện tích các mức nghiệm trọng với cháy rừng và bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng kỹ thuật số. 

2.1. Cung cấp dữ liệu liên quan đến phòng cháy, chữa cháy rừng.

2.1.1. Số liệu về điều kiện khí  khí hậu  trung bình nhiều năm.

Để xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng nhóm tác giả đã phải phân tích quan hệ giữa khả năng xảy ra cháy rừng với điều kiện nhiệt ẩm trong từng tháng ở mỗi địa  phương. Vì vậy, số liệu khí hậu của các địa phương vừa là tư liệu quan trọng để xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng vừa là cơ sở dữ liệu người sử dụng có thể khai thác phục vụ các mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng khác. Phần mềm này có chức năng cung cấp 17 chỉ tiêu khí hậu  cơ bản của các trạm khí tượng trong cả nước. Các chỉ tiêu đó bao gồm : (1)-lượng bức xạ tổng cộng, (2)-tổng số giờ nắng, (3)-lượng mây tổng quan, (4)-vận tốc gió trung bình, (5)- nhiệt độ trung bình, (6)- nhiệt độ tối cao, (7)- nhiệt độ tốt thấp, (8)- nhiệt độ tối cao trung bình, (9)- nhiệt độ tối thấp trung bình, (10)- biên độ nhiệt, (11)- lượng mưa trung bình, (12)- số ngày mưa, (13)- độ ẩm tương đối của không khí, (14)- độ ẩm không khí tối thấp, (15)- lượng bốc hơi, (16)- số ngày có sương mù, (17)- số ngày có sương muối.

 Ngoài ra, phần mềm còn sử dụng quy luật phân hoá theo không gian của điều kiện khí hậu để nội suy điều kiện khí hậu cho địa điểm có toạ độ bất kỳ trên lãnh thổ Việt Nam từ 3 trạm khí tượng gần nhất.

2.1.2. Số liệu khí tượng lúc 13 giờ và chỉ số tổng hợp P từ năm 2002 trở lại đây.

Khi phân vùng trọng điểm cháy rừng nhóm nghiên cứu đã căn cứ vào số ngày có nguy cơ cháy rừng đạt cấp 4 và 5 của  từng tháng ở  các địa  phương trong cả nước.  Số liệu này được xác định căn cứ vào nhiệt độ, độ ẩm không khí lúc 13 giờ và lượng mưa hàng ngày trong suốt thời gian từ tháng 11 năm 2002 trở lại đây. Vì vậy, phần mềm lưu giữ và có khả năng cung cấp số liệu về nhiệt độ, độ ẩm không khí lúc 13 giờ và lượng mưa hàng ngày trong suốt thời gian từ tháng 11 năm 2002 trở lại đây.

2.1.3. Số liệu về diện tích các loại rừng của các địa  phương.

Một trong những số liệu quan trọng để  xác định mức trọng điểm của cháy rừng ở các địa  phương là diện tích và phân bố các trạng thái rừng trong cả nước. Vì vậy, phần mềm này lưu giữ và có khả năng cung cấp số liệu về diện tích các loại rừng của các địa  phương từ cấp xã trở lên. 

Hiện trạng rừng của các địa  phương có thể thay đổi. Vì vậy, phần mềm này cho phép người sử dụng có thể dễ dàng cập nhật thông tin về sự thay đổi trạng thái rừng cho mỗi điểm bất kỳ trên lãnh thổ Việt Nam.

2.2. Cung cấp thông tin về các vùng trọng điểm cháy rừng.

2.2.1. Hiển thị và in các bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng.

Một trong những chức năng chính của phần mềm là hiển thị và in các bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng từng tháng của cả nước. Đồng thời với khả năng hiển thị bản đồ trên màn hình, phần mềm cũng cho phép in các bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng với các tỷ lệ khác nhau. Đây là tư liệu quý cho các tổ chức và cá nhân sử dụng như một trong những công cụ đấu tranh với lửa rừng.

2.2.2. Thống kê diện tích rừng theo cấp trọng điểm cháy của các địa  phương từ cấp xã trở lên.

Phần mềm lưu giữ thông tin về các vùng trọng điểm cháy rừng. Vì vậy, phần mềm cũng có khả năng cung cấp thông tin về diện tích các cấp trọng điểm cháy của mỗi địa  phương trong từng tháng.

3. Phương pháp xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng

3.1. Những phương pháp được sử dụng để xác định vùng trọng điểm cháy rừng

Có 2 ph­ương pháp chủ yếu được áp dụng để xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng:

 (1). Phương pháp thống kê tài liệu lịch sử . Theo phương pháp này người ta căn cứ vào số liệu thống kê nhiều năm về tình trạng cháy rừng để xác định những vùng trọng điểm cháy rừng . Theo tài liệu thống kê nhiều năm, ở vùng nào xảy ra càng nhiều vụ cháy rừng và diện tích rừng đã cháy càng lớn thì vùng đó được xem là vùng có mức nghiêm trọng cháy rừng càng cao. Ngược lại những vùng nào xảy ra càng ít vụ cháy rừng , và diện tích cháy càng nhỏ thì mức nghiêm trọng cháy rừng của vùng đó càng thấp. Người ta tô cùng màu cho những vùng có cùng số vụ cháy rừng  đã xảy ra . Kết quả sẽ nhận được bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng. Phương pháp này thường phản ảnh chính xác mức nghiệm trọng của các vùng . Tuy nhiên, điều kiện để áp dụng phương pháp này là có tài liệu thống kê chính xác về các vụ cháy rừng đã xảy ra. Đồng thời, những tác động của các yếu tố xã hội cũng tương đối đồng nhất. Cả hai điều kiện này đều khó thoả mãn đối với các khu vực của Việt Nam.  Vì những lý do khác nhau người ta thường không thống kê hoặc không thống kê được chính xác những vụ cháy rừng đã xảy ra. Ngay cả những tư liệu của các hạt và chi cục kiểm lâm về số vụ cháy và diện tích cháy rừng đã xảy ra đều chỉ là những số liệu ước lệ , không sử dụng được cho phân tích quy luật phân hoá không gian của tình hình cháy rừng .

(2). Phương pháp lý luận. Theo phương pháp này người ta căn cứ vào đặc điểm phân hoá theo không gian và thời gian của các nhân tố ảnh hư­ởng đến nguy cơ cháy rừng.

Cho đến thời điểm này những nhân tố được xem là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến mức nghiêm trọng của cháy rừng gồm điều kiện khí hậu, kiểu rừng và đặc điểm hoạt động kinh tế xã hội của con người. Tuy nhiên, đặc điểm hoạt động kinh tế xã hội thường là nhân tố khó phân tích và rất biến động nên đến nay nhiều nước không tính được điều kiện kinh tế xã hội vào phân vùng trọng điểm cháy rừng. Vì vậy, các nhân tố được sử dụng để xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng chủ yếu vẫn là điều kiện khí hậu và kiểu rừng. Các chỉ tiêu được sử dụng để phân vùng trọng điểm cháy rừng như sau:

- Chỉ số khô hạn của Thái Văn Trừng. Trước đây người ta thường sử dụng chỉ số khô hạn của Thái văn trừng làm chỉ tiêu để xác định mức  trọng điểm  cháy rừng của các địa  phương. Chỉ số có dạng như sau:

S  =  X . A . D

Trong đó X là chỉ số khô hạn, X là số tháng khô (tháng có lượng mưa nhỏ hơn 2 lần nhưng lớn hơn một lần nhiệt độ bình quân tháng), A là số tháng hạn (tháng có nhiệt độ nhỏ hơn một lần nhiệt độ bình quân tháng nhưng lơn hơn 5 mm), D là số tháng kiệt (tháng có lượng mưa nhỏ hơn 5 mm).

Những vùng có tổng số các tháng khô, hạn , kiệt càng lớn thì vùng đó càng khô hạn, khả năng cháy rừng càng cao , mức nghiêm trọng của cháy rừng càng lớn.

Phương pháp này có những nhược điểm chủ yếu như sau.

+ Chư­a thể hiện đ­ược ảnh hư­ởng liên tục của thời tiết khô hạn.

+ Chư­a  thể hiện đầy đủ ảnh hư­ởng của những nhân tố khí tư­ợng quan trọng nhất đến nguy cơ cháy rừng, chảng hạn độ ẩm không khí.

+ Chưa phản ảnh đư­ợc tác động của  phân bố mư­a không đều đến cháy rừng.

- Chỉ số khí tượng tổng hợp của Nesterop. Đây là chỉ số phản ảnh mức khô hạn của thời tiết và thường được sử dụng để dự báo nguy cơ cháy rừng. Chỉ số có dạng như sau.

                                    

Trong đó :

+ K là hệ số điều chỉnh theo l­ượng mư­a,

+ti13 Nhiệt độ không khí lúc 13 giờ,

+di13 Độ chênh lệch bão hoà độ ẩm không khí lúc 13 giờ.

Căn cứ vào chỉ số P người ta phân cấp nguy cơ cháy rừng như sau.

Căn cứ vào số ngày có chỉ số P đạt cấp 4 hoặc 5 của từng tháng ở từng vùng người ta có thể xác định mức trọng điểm cháy rừng. Vùng nào có số ngày nguy cơ cháy rừng đạt cấp 4 và 5 càng nhiều thì vùng đó càng dễ xảy ra cháy rừng, mức nghiêm trọng của cháy rừng càng cao. ở một địa  phương, tháng nào có số ngày nguy cơ cháy rừng đạt cấp 4 và 5 càng nhiều thì tháng đó càng dễ xảy ra cháy rừng, mức nghiêm trọng của cháy rừng của tháng đố càng cao.

Chỉ số để phân loại rừng theo mức nguy hiểm với cháy rừng. Trong quá trình phân vùng trọng điểm cháy, nhóm tác giả đã căn cứ vào khối lượng vật liệu cháy, độ ẩm vật liệu cháy và tần suất cháy của các trạng thái rừng để phân chia 3 cấp: ít bị cháy, có khả năng bị cháy  và dễ cháy.  Kết quả phân nhóm rừng theo nguy cơ cháy  như sau:

Mã số Trạng thái Cấp khả năng cháy Mã số Trạng thái Cấp khả năng cháy
10 Rừng gỗ tự nhiên (không phân loại) 1 71 Rừng đặc sản 2
11 Rừng giàu 1 31 Rừng khộp (rụng lá) 3
12 Rừng trung bình 1 41 Rừng lá kim tự nhiên 3
13 Rừng nghèo 1 70 Rừng trồng 3
21 Rừng phục hồi IIA 1 80 Đất trống không phân biệt 3
22 Rừng phục hồi IIB 1 81 Đất trống có cỏ 3
23 Rừng non có trữ lư­ợng (IIA2, IIB2) 1 82 Đất trống có cây bụi 3
26 Rừng nghèo (IIA1, IIB1) 1 83 Đất trống có cây gỗ rải rác    

Nhà khách Kiểm Lâm

Liên kết - Quảng cáo

Thống kê Website

Đang truy cập 2
Hôm nay 294
Tháng hiện tại 25424
Tổng lượt truy cập: 1554657
Địa chỉ IP của bạn: 18.220.187.178

CHI CỤC KIỂM LÂM VÙNG 1

Địa chỉ: Phường Hà Khẩu - TP Hạ Long - Quảng Ninh

Đường dây nóng: 0981197119 - Điện thoại:0203.3846768 - Email: kiemlamvung1@gmail.com

Thiết kế website TECH14 Tech14.vn