CHI CỤC KIỂM LÂM VÙNG I THAM GIA ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA CỤC KIỂM LÂM THỰC HIỆN KIỂM TRA, ĐÔN ĐỐC CÔNG TÁC QLBVR & PCCCR TẠI HAI TỈNH SƠN LA VÀ LÀO CAI

          Thời tiết năm 2023 trên địa bàn các tỉnh tây bắc, đặc biệt tại hai tỉnh tỉnh Sơn La và Lào Cai có nhiều bất lợi, nắng nóng kéo dài, khác với quy luật tự nhiên, từ đầu tháng 3 năm 2023, trên địa bàn tỉnh Sơn La và Lào Cai hầu như không có mưa; đặc biệt, trong thời gian từ ngày 18 - 22/4/2023, thời tiết luôn nắng nóng và khô hanh kéo dài, nhiệt độ cao trên 40 0 C, có gió Phía Tây Nam thổi mạnh liên tục, nên nguy cơ cháy rừng luôn ở mức cảnh báo cấp V, (cấp cực kỳ nguy hiểm), nên đã xảy ra một số vụ cháy rừng trên địa bàn hai tỉnh. Thực hiện Chương trình công tác năm 2023; ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 2231/TB-BNN-VP ngày 11/4/2023 về việc Thông báo Ý kiến kết luận của Bộ trưởng Lê Minh Hoan tại cuộc họp giao ban tháng 3, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và quý II năm 2023; ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, từ ngày 24/4/2023 đến ngày 26/4/2023, Cục Kiểm lâm đã thành lập Đoàn công tác do Phó Cục trưởng Nguyễn Quốc Hiệu làm trưởng đoàn thực hiện kế hoạch kiểm tra theo Văn bản số188/KL-QLR ngày 24/4/2023 của Cục Kiểm lâm về việc kiểm tra, đôn đốc công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng cháy chữa cháy rừng tại các tỉnh Sơn La và Lào Cai. Tham gia đoàn công tác còn có công chức Phòng Quản lý BVR, Cục Kiểm lâm; Lãnh đạo và công chức Chi cục Kiểm lâm vùng I.

          Sau khi kiểm tra thực tế tại một số khu rừng trọng điểm cháy; làm việc với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La, kiểm tra thực tế tại Hạt Kiểm lâm huyện Mường La, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường La; làm việc với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai, kiểm tra thực tế Hạt Kiểm lâm huyện Bát Xát, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Bát Xát, Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Xát, Đoàn kiểm tra đánh giá cao sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các ngành đối với công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trong thời gian qua. Qua kiểm tra Đoàn công tác đã phát hiện một số vấn đề còn tồn tại bất cập cụ thể như:

          - Vật liệu cháy trong rừng không được phát dọn thường xuyên, kịp thời. Các vụ cháy rừng cơ bản đều xảy ra ở các khu vực có nguồn vật liệu cháy nhiều, nhất là các khu vực rừng trồng, sau khi hết thời gian chăm sóc, không được phát dọn thực bì dẫn đến có nhiều vật liệu cháy, nên khi cháy rất khó cứu chữa.

          - Kinh phí đầu tư về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng cho các chủ rừng, nhất là đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trong lâm phần quản lý. Nhiều hạng mục phòng cháy, chữa cháy rừng không được bố trí kinh phí để thực hiện nhất là công tác giảm vật liệu cháy đầu mua khô.

          - Một số chủ rừng và cộng đồng dân cư chưa chủ động trong việc thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, chưa phát huy vai trò trong việc phát hiện sớm lửa rừng và tổ chức xử lý khi đám cháy mới phát sinh.

          - Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và các cấp chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế.

          - Ý thức sử dụng lửa của một bộ phận người dân ở trong và ven rừng còn nhiều bất cẩn gây ra cháy rừng. Một số ít người dân do lợi ích cá nhân (bắt ong, săn bắt động vật, thù oán cá nhân...) lại không lường trước được hậu quả do cháy rừng nên để xảy ra cháy rừng.

          - Hầu hết các vụ cháy rừng đều không điều tra xác định được đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

          - Lực lượng Kiểm lâm được giao nòng cốt trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nhưng lại rất mỏng và phân tán, nhiều xã đi lại rất xa xôi, hầu hết kiểm lâm kiêm nhiệm phụ trách địa bàn liên xã, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về chữa cháy rừng còn nhiều hạn chế.

          Đoàn kiểm tra đề nghị các Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp tục tham mưu cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, các Chỉ thị và Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

          - Tăng cường công tác chỉ đạo. kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn chủ rừng, chính quyền các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc phương án bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng. Trong đó kiểm tra cụ thể việc chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng bao gồm: khâu xử lý thực bì làm giảm vật liệu cháy; các công trình phòng cháy (đường băng cản lửa, chòi canh lửa, hồ chứa nước...) các phương tiện, thiết bị, dụng cụ chữa cháy; đặc biệt là việc huy động các lực lượng, bao gồm: chỉ huy chữa cháy, lực lượng chữa cháy và công tác hậu cần; đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng kiên quyết không để xảy ra cháy lớn.

          - Chủ động rà soát, bổ sung kỹ lưỡng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cho sát với tình hình thực tế. Trong thời kỳ cao điểm (cấp dự báo cháy rừng cấp IV, V) phải tổ chức trực 24/24h canh phòng lửa rừng; bố trí các điểm chốt chặn tuần tra canh gác lửa rừng vào thời kỳ nắng nóng có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao; nghiêm cấm người và phương tiện không phận sự vào rừng; chú trọng kiểm soát việc sử dụng lửa trong và gần rừng của người dân; quy định cụ thể việc đốt nương làm rẫy và các trường hợp dùng lửa khác.

          - Làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng. Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo cháy rừng để phát hiện sớm cháy rừng, kịp thời đưa thông tin dự báo, cảnh báo nhất là trong thời kỳ cao điểm dễ xảy ra cháy rừng.

          - Phối hợp với các cơ quan chức năng, chủ rừng, chính quyền cơ sở thường xuyên kiểm tra các khu vực trọng điểm có biện pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; kiên quyết không để xảy ra cháy lớn và điểm nóng; đặc biệt sau khi có cháy rừng xảy ra phải kịp thời phối hợp với chủ rừng, chính quyền các cơ quan chức năng điều tra, xác định và làm rõ nguyên nhân, mức độ rừng bị thiệt hại và truy tìm đối tượng gây ra cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; báo cáo chính xác, kịp thời mức độ rừng bị thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra; có biện pháp khắc phục hậu quả và các tồn tại, thiếu sót trong công tác bảo vệ rừng phòng cháy, chữa cháy rừng; đồng thời làm rõ trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền, các ngành chức năng và trách nhiệm của người đứng đầu các cấp để xảy ra phá rừng, cháy rừng.

          - Đề nghị các địa phương quan tâm đến việc bố trí vốn ngân sách của nhà nước để triển khai có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô./.

Dưới đây là hình ảnh của Đoàn kiểm tra

 

Tin cùng chuyên mục :

 
 

Nhà khách Kiểm Lâm

Liên kết - Quảng cáo

Thống kê Website

Đang truy cập 18
Hôm nay 234
Tháng hiện tại 15420
Tổng lượt truy cập: 1981548
Địa chỉ IP của bạn: 18.97.14.81

CHI CỤC KIỂM LÂM VÙNG 1

Địa chỉ: Phường Hà Khẩu - TP Hạ Long - Quảng Ninh

Đường dây nóng: 0981197119 - Điện thoại:0203.3846768 - Email: kiemlamvung1@gmail.com

Thiết kế website TECH14 Tech14.vn